NỘI DUNG
I. Một
số vấn đề chung của khái niệm
1. Định nghĩa khái niệm
Là một hình thức của tư duy, phản ánh những
thuộc tính, những MLH bản chất của SVHT.
-
Là một hình thức của tư duy, có vị trí đặc biệt trong quá trình tư duy
Ví dụ: Tư duy bằng khái niệm, tư duy nhằm xây dựng
nên các khái niệm
- Phản ánh những
thuộc tính, MLH bản chất, đặc trưng của SVHT -> Phân biệt SVHT này với SVHT
khác, phân biệt được các thành phần kết cấu bên trong của chúng
Ví dụ: Khái niệm con người chỉ thuộc tính có ý
thức, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động
- Không phản ánh
những MLH tạm thời, không bản chất
2. Đặc điểm của khái niệm
- Khái niệm là sự phản ánh tương đối toàn diện các
dấu hiệu cơ bản của đối tượng
-
Khái niệm là sự phản ánh tương đối chính xác về đối tượng
- Khái niệm hiểu
biết tương đối hệ thống về đối tượng
-
Khái niệm là sự phản ánh đối tượng trong quá trình hoạt động thực tiễn và góp phần chỉ đạo hoạt động thực
tiễn của con người
3. Khái niệm và từ
- Từ là đơn vị
cơ bản cấu thành ngôn ngữ, là phạm trù cơ bản của ngôn ngữ học, có sự thống
nhất hữu cơ giữa âm và nghĩa.
- Khái niệm có
tính ổn định, tính phổ thông, dân tộc. Có tổ chức kết cấu chặt chẽ hơn từ.
=> Khái niệm và từ có MQH
thống nhất, biện chứng với nhau:
+
Một từ có thể biểu đạt nhiều khái niệm (từ đồng âm khác nghĩa)
Ví
dụ: Mai: hoa mai, ngày mai, cái mai
+
Một khái niệm có thể hình thành trên một hay nhiều từ
+ Nhiều từ có thể biểu đạt cùng một khái
niệm (từ đồng nghĩa khác âm)
Ví
dụ: Tổ quốc, Giang sơn, Đất nước
+
Thay đổi vị trí các từ dẫn đến thay đổi bản chất khái niệm
Ví
dụ: điểm yếu và yếu điểm; quả nhân và
nhân quả
II. Kết cấu của khái niệm
1. Nội hàm của khái niệm
Là
toàn bộ các thuộc tính, MLH bản chất của đối tượng được phản ánh trong khái
niệm
Ví
dụ: khái niệm Con người
Nội hàm: + Có khả nămg chế tạo và sử dụng công cụ l.động
+ Có khả
năng tư duy trừu tượng
- Những thuộc tính mang tính bản chất, tồn tại
không tách rời trong một chỉnh thể
=> Qua n/cứu nội hàm => hiểu biết bản
chất đối tượng => phân biệt được bản chất các SVHT
-
Đối tượng càng phức tạp thì nội hàm càng nhiều dấu hiệu => Việc nhận thức
đúng nội hàm càng khó khăn.
-
Việc nhận thức nội hàm phụ thuộc trình độ, khả năng nhận thức, kinh nghiệm thực
tiễn, sự vận động và phát triển của các SVHT, trình độ của KHKT.
-
Trong thực tế cũng có những khái niệm không có nội hàm (Khái niệm rỗng)
Ví
dụ: Chúa trời, thượng đế, thiên đàng
2. Ngoại diên của khái niệm
Là tập hợp các
đối tượng có những thuộc tính bản chất được phản ánh trong khái niệm
Ví
dụ: khái niệm Người Việt Nam có ngọai
diên: tất cả những người Việt Nam ở trên thế giới.
-
Có những khái niệm mà ngoại diên có vô số đối tượng (vô hạn)
Ví
dụ: tập hợp số tự nhiên,...
-
Những khái niệm mà ngoại diên có nhiều đối tượng nhưng vẫn thống kê được (hữu
hạn)
Ví
dụ: quân nhân, sĩ quan,...
-
Có khái niệm chỉ có một đối tượng duy nhất (khái niệm đơn nhất)
Ví
dụ: Thủ đô Hà Nội, Trường Sĩ quan Thông
tin,...
-
Có khái niệm không có đối tượng nào (khái niệm rỗng)
Ví
dụ: Người vác nổi ngàn cân,...
3. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên
Nội
hàm và ngoại diên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự biến đổi của nội hàm dẫn đến
sự thay đổi của ngoại diên và ngược lại. Cụ thể nội hàm càng nhiều dấu hiệu thì
ngoại diên càng ít đối tượng và ngược lại.
III. Quan hệ giữa các khái niệm
1. Nhóm khái niệm có quan hệ phù hợp
a. Định nghĩa: Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của
chúng có ít nhất một phần tử trùng nhau.
b. Phân loại:
Quan
hệ đồng nhất: Là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau
+ Công thức: A≡B
+ Biểu diễn:
Ví
dụ: Chủ
tịch Hồ Chí Minh và tác giả cuốn
Nhật ký trong tù
- Quan hệ phụ
thuộc: Là quan hệ giữa hai khái niệm mà ngoại diên của khái niệm thứ nhất nằm
hoàn toàn trong ngoại diên của khái niệm thứ hai, ngoại diên của khái niệm thứ
hai chỉ có một phần thuộc ngoại diên của khái niệm thứ nhất.
Công
thức: A B
+ Biểu diễn:
Ví
dụ: Sinh
viên Trường ĐH TTLL và sinh viên.
Quan
hệ giao nhau: Là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng có một phần
trùng nhau.
+ Công thức: A ∩ B
+
Biểu diễn:
Ví
dụ: Thanh
niên và nhà thơ
2. Nhóm khái niệm có quan hệ không phù hợp
a. Định nghĩa: là quan hệ giữa các khái niệm không có phần tử
chung, nhưng chúng cùng nằm trong ngoại diên của một khái niệm rộng hơn.
b. Phân loại:
-
Quan hệ tách rời: Là quan hệ giữa hai khái niệm mà ngoại diên của khái niệm này
nằm hoàn toàn ngoài ngoại diên của khái niệm kia.
Ví
dụ: HV
hệ dân sự và sĩ
quan
-
Quan hệ đối lập: Là quan hệ giữa hai khái niệm có nội hàm loại trừ nhau, nhưng
chúng cùng nằm trong ngoại diên của một khái niệm rộng hơn và tổng ngoại diên
của chúng không lấp đầy ngoại diên của khái niệm bao hàm chúng.
Ví
dụ: Màu
đen và màu trắng,..
- Quan hệ mâu thuẫn: Là quan hệ giữa hai
khái niệm mà nội hàm của chúng phủ định nhau còn tổng ngoại diên của chúng lấp
đầy ngoại diên của khái niệm bao hàm chúng.
Ví
dụ: Số
chẵn và số lẻ
IV. Các tháo tác lôgíc xử lý khái niệm
1. Định nghĩa thao tác xử lý khái niệm
a. Định nghĩa thao tác định nghĩa khái niệm: là thao tác
lôgíc dùng để tách đối tượng cần định nghĩa từ những đối tượng cùng loại và chỉ
rõ thuộc tính bản chất của nó.
b. Chức năng, cấu tạo:
* Chức năng:
- Phân biệt đối
tượng cần định nghĩa với các đối tượng cùng loại với nó
-
Chỉ ra thuộc tính bản chất, đặc trưng của đối tượng đó.
* Cấu
tạo của định nghĩa khái niệm:
- Khái niệm được
định nghĩa: [A]
-
Khái niệm dùng để định nghĩa: [B]
-
Giữa hai khái niệm trên nối với nhau bằng từ: ”là”
=>
A là B
Ví
dụ: Đường trung bình là đường thẳng đi
qua trung điểm của hai cạnh trong một tam giác
* Các quy tắc khi định nghĩa khái niệm:
- Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối
Tổng
ngoại diên của khái niệm được định nghĩa và ngoại diên của khái niệm dùng để
định nghĩa phải bằng nhau; [A = B]
Ví
dụ: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh
bằng nhau
+
Nếu [A] < [B] thì định nghĩa quá rộng
Ví
dụ: Sĩ quan quân đội là quân nhân
+
Nếu [A] > [B] thì định nghĩa quá hẹp
Ví
dụ: Tấn công là hình thức đánh F phòng
ngự trong công sự - Quy
tắc 2: Định nghĩa không được vòng quanh
Là trường hợp sử dụng khái niệm dùng để
định nghĩa không rõ ràng hoặc lặp đi lặp lại khái niệm cần định nghĩa.
Ví
dụ: Kẻ phạm tội là tội phạm, tội phạm là
kẻ phạm tội
- Quy
tắc 3: Định nghĩa phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
Định
nghĩa không dùng những từ mập mờ, nhiều nghĩa. Không được dùng những thuộc tính
có thể suy ra thuộc tính khác
Ví dụ: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh và ba góc bằng nhau
Trẻ em là mầm non của đất nước
- Quy
tắc 4: Định nghĩa không được phủ định
Định
nghĩa có mục đích nhằm làm rõ nội hàm của khái niệm phản ánh dưới dạng khẳng
định. Định nghĩa phủ định chưa vạch ra được các dấu hiệu trong nội hàm của khái
niệm cần định nghĩa, chưa chỉ ra được nó là gì.
Ví
dụ: Yêu thương nghĩa là không ghét bỏ
Đang ngủ nghĩa là không thức..
d. Một
số hình thức định nghĩa cơ bản
- Định nghĩa theo nguồn gốc:
Là hình thức
định nghĩa thông qua việc vạch rõ nguồn gốc phát sinh của khái niệm, là chỉ ra
những thuộc tính đặc trưng, bản chất của đối tượng trong quá trình hình thành
nó.
Ví
dụ: Hình trụ là hình tạo nên bởi một
hình chữ nhật xoay quanh một cạnh của nó.
- Định nghĩa theo quan hệ:
Là định nghĩa
khái niệm được thực hiện thông qua việc vạch ra quan hệ của nó với khái niệm
khác (thường dùng để định nghĩa các khái niệm có ngoại diên rộng như các phạm
trù).
Ví dụ: Định nghĩa khái niệm bản chất và hiện
tượng.
2. Mở
rộng và thu hẹp khái niệm
a. Thu hẹp khái niệm
Là thao tác
lôgíc nhằm chuyển một khái niệm có ngọai diên rộng sang một khái niệm có ngọai
diên hẹp hơn bằng cách bổ xung vào nội hàm khái niệm ban đầu những dấu hiệu mới
chỉ thuộc một bộ phận các đối tượng trong ngọai diên khái niệm ban đầu.
Ví
dụ: Học viên tường Sĩ quan Thông tin:
A
Học viên
LC: B
Học
viên LC3: C
...
Học viên
Nguyễn Văn X: D
(Khái niệm đơn nhất là khái niệm cuối cùng)
Biểu diễn:
*
Lưu ý: Trong thao tác thu hẹp khái niệm, khái niệm cuối cùng là
khái niệm đơn nhất (khái niệm mà ngọai
diên chỉ có duy nhất một phần tử)
b. Mở
rộng khái niệm (thao tác ngược với thu hẹp khái niệm)
Là
thao tác lôgíc nhằm chuyển khái niệm có ngọai diên hẹp sang khái niệm có ngọai
diên rộng hơn bằng cách bớt đi các dấu hiệu của nội hàm các khái niệm ban đầu.
Ví
dụ: Học viên Nguyễn Văn X: A
Học
viên LC03: B
Học
viên LC: C
Học viên trường Sĩ quan Thông tin: D
....
(Khái niệm Vật chất là giới hạn cuối
cùng)
Biểu
diễn:
3. Phân chia khái niệm
a. Khái niệm
Là thao tác lôgíc chỉ ra những đối tượng nằm trong
cùng một ngọai diên của khái niệm phân thành các nhóm nhỏ theo một đặc điểm
hoặc một tiêu chí nhất định.
-
Khái niệm đem phân chia gọi là khái niệm bị phân chia
-
Khái niệm do phân chia mà có gọi là khái niệm thành phần
-
Thuộc tính dựa vào đó để phân chia khái niệm thnàh các bộ phận nhỏ gọi là cơ sở
của sự phân chia
Ví
dụ: Chiến
tranh
+ Theo
quy mô Chiến
tranh thế giới
(cơ sở) Chiến
tranh cục bộ
(Khái
niệm thành phần)
+
Chính trị xã hội Chiến tranh chính nghĩa
Chiến
tranh phi nghĩa
b. Quy
tắc phân chia khái niệm
*Quy tắc 1: Phân chia khái niệm
phải cân đối
Tổng
ngọai diên của các khái niệm thành phần bằng ngọai diên của khái niệm bị phân
chia
[A]=
[A1] + [A2] + [A3] + ... + [An]
+
Nếu ngọai diên của khái niệm thành phần nhỏ hơn ngọai diên khái niệm bị phân
chia là phân chia thiếu
+
Nếu ngọai diên của khái niệm thành phần lớn hơn ngọai diên khái niệm bị phân
chia là phân chia thừa
* Quy tắc 2: Phân chia khái niệm
phải cùng cơ sở
Khi
phân chia khái niệm chỉ được căn cứ vào một thuộc tính bản chất nào đó để làm
cơ sở
Ví
dụ: Chiến tranh: Chiến
tranh phi nghĩa; Chiến tranh chính nghĩa; Chiến
tranh cục bộ (mắc lỗi lôgíc)
* Quy tắc 3: Các khái niệm thành
phần phân chia phải lọai trừ nhau
Khái
niệm thu được qua phân chia phải nằm trong quan hệ tách rời, ngang hàng. Không
phải là khái niệm giao nhau hay phụ thuộc
Ví
dụ: Hạnh
kiểm: tốt; khá; trung bình; yếu;
kém
* Quy tắc 4: Phân chia khái niệm
phải liên tục
Phân
chia khái niệm phải theo từng cấp: Từ cấp cao hơn đến cấp thấp hơn gần nhất.
Không được tùy tiện thay đổi cơ sở phân chia, hết cơ sở phân chia này mời đến
cơ sở phân chia khác
Kết luận
Nghiên cứu khái
niệm có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho tư duy của chúng ta hình thành được
những khái niệm khoa học, phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan .
Trong họat động thực tiễn, việc hình thành
những khái niệm trong hoạt động có ý nghĩa rất lớn đối với sự hoàn thiện mình
trong công tác.
Nội dung ôn tập
I. Câu hỏi lý thuyết
1. Khái niệm là
gì? Đặc điểm của khái niệm và mối quan hệ giữa khái niệm và từ?
2. Mối quan hệ
giữa nội hàm và ngọai diên của khái niệm, lấy ví dụ minh họa?
3. Nêu mmối quan
hệ giữa các khái niệm, lấy ví dụ minh họa?
4. Nêu các quy
tắc định nghĩa khái niệm? Các quy tắc phân chia khái niệm?
II. Bài tập thực hành
1. Phân tích cơ
cấu lôgíc của khái niệm: Sinh viên
2. Mở rộng và
thu hẹp các khái niệm: Con người cho đến giới hạn cuối
cùng.
3. Xác định mối
quan hệ giữa các khái niệm về ngọai diên: Vật chất, Sinh vật, Con người, Vũ khí, Súng
chống tăng, Quân nhân, Anh hùng, Sĩ quan, Chiến sĩ thi đua?
4. Phân chia các
khái niệm: Sinh viên trên những
cơ sở xác định
1 nhận xét:
HAY LẮM :d
Đăng nhận xét