19 thg 4, 2015

NỘI DUNG
I. Đặc trưng chung của suy luận 
1. Định nghĩa và cấu tạo lôgíc của suy luận
a. Định nghĩa
Suy luận là một hình thức cơ bản của tư duy, trong đó từ một hay nhiều phán đoán đã có ta tìm ra được phán đoán mới theo quy tắc lôgíc xác định
Ví dụ: Mọi kim lọai đều dẫn điện
Đồng là kim lọai
   ├ Đồng dẫn điện
b. Cấu tạo lôgíc của suy luận
- Tiền đề: (phán đoán xuất phát): phán đoán đã được chứng minh là chân thực từ đó ta rút ra phán đoán mới.
- Kết luận: Phán đoán mới thu được bằng con đường suy luận lôgíc từ các tiền đề.
- Lập luận: Cách thức lôgíc rút ra kết luận từ các tiền đề
Ví dụ: Tất cả số chẵn đều chia hết cho 2 (tiền đề)
128 là số chẵn (tiền đề)
├ 128 chia hết cho 2 (kết luận)
2. Đặc điểm của suy luận
- Suy luận là hình thức nhận thức HTKQ bằng các thao tác tư duy.
- Trong quá trình suy luận, những tri thức mới thu nhận được là đáng tin cậy.
- Tiến trình tư tưởng của quá trình suy luận có thể diễn ra theo hai chiều hướng khác nhau: diễn dịch và quy nạp.
II. Suy luận diễn dịch (suy diễn)
* Định nghĩa: Là suy luận đi từ tri thức về cái chung, về toàn bộ lớp đối tượng đến sự hiểu biết về cái bộ phận, cái riêng lẻ.
* Phân loại: Suy luận diễn dịch trực tiếp và gián tiếp.
1. Suy luận diễn dịch trực tiếp
* Là hình thức suy luận mà kết luận được rút ra từ một tiền đề
Ví dụ: Anh ấy là người tốt
├ Anh ấy không phải là người không tốt
* Các dạng suy luận trực tiếp:
- Phép chuyển hóa (đổi chất)
- Phép đảo ngược (đổi chỗ)
- Phép đối lập vị từ (tính đẳng trị của các phán đoán phức)
2. Suy luận diễn dịch gián tiếp
Là suy luận suy diễn mà kết luận là phán đoán mới được rút ra nhờ MLH lôgíc giữa hai hay nhiều phán đoán tiền đề.
a. Tam đoạn luận (luận ba đoạn nhất quyết đơn)
* Định nghĩa:
Tam đoạn luận là một lọai suy luận gồm ba mệnh đề, trong đó có hai mệnh đề đặt ra trước, mệnh đề thứ ba do chúng mà ra một cách tự nhiên, mệnh đề thứ ba này ngầm chứa trong hai mệnh đề trên.
Ví dụ: Tất cả những người trong công ty phải đi làm đúng giờ
Chúng ta là những trong công ty
├ Chúng ta phải đi làm đúng giờ
* Kết cấu lôgíc của tam đoạn luận:
(Gồm 2 tiền đề và 1 kết luận)
Ví dụ: Tất cả nhân viên (M) đều phải chấp hành quy định công ty(P)
Võ Minh Hiếu (S) là nhân viên (M)
├ Võ Minh Hiếu (S) phải chấp hành quy định công ty. (P)
- Kết luận:
+ Chủ từ của kết luận (S) là thuật ngữ nhỏ
+ Vị từ (P) là thuật ngữ lớn.
(S, P còn được gọi là các thuật ngữ biên).
- Tiền đề:
+ Thuật ngữ giữa (M) xuất hiện hai lần ở tiền đề
+ Tiền đề chứa (P) gọi là tiền đề lớn
+ Tiền đề chứa (S) gọi là tiền đề nhỏ
=> S, M, P xuất hiện hai lần trong một tam đoạn luận

* Các lọai hình (modus) của tam đoạn luận
Loại hình 1: M làm chủ từ ở tiền đề lớn và làm vị từ ở tiền đề nhỏ
M - P
S – M
 ├ S – P
Tất cả nhân viên (M) đều phải chấp hành quy định công ty(P)
Võ Minh Hiếu (S) là nhân viên (M)
├ Võ Minh Hiếu (S) phải chấp hành quy định công ty. (P)
Loại hình 2: M làm vị từ cho cả hai tiền đề lớn và nhỏ
P – M
S – M
 ├ S – P
Mọi SV đại học (P) đều phải học lôgíc (M)
Dũng (S) không  học lôgíc (M)
├ Dũng (S) không phải SV đại học (P)
Loại hình 3: M làm chủ từ cho cả hai tiền đề
M – P
M – S
 ├ S – P
 Cá Voi  (M) sống dưới nước (P)
Cá Voi (M) là động vật có vú (S)
├ Một số động vật có vú (S) sống dưới nước (P)
Loại hình 4: M làm vị từ ở tiền đề lớn và làm chủ từ cho tiền đề nhỏ
P – M
M – S
 ├ S – P
Mọi kim lọai (P) đều là chất có điện tử tự do (M)
Mọi chất có điện tử tự do (M) đều dẫn điện(S)
├ Có những chất dẫn điện (S) là kim loại (P)

* Các quy tắc chung của tam đoạn luận
- Quy tắc cho thuật ngữ
+ Quy tắc 1: Mỗi luận ba đoạn chỉ có ba thuật ngữ
Ví dụ: Vải (M1) thì rất ngọt (P)
Quần áo (S) may từ vải (M2)
 ├ Quần áo(S) thì rất ngọt (P)
(Sai lầm vì có 4 thuật ngữ: S, P, M1, M2)
+ Quy tắc 2: Thuật ngữ giữa (M) phải được chu diên ít nhất một lần
Ví dụ: Mọi giáo sư (P+) là nhà khoa học (M-)
Ông A (S+) là giáo sư (M-)
 ├ Ông A (S+) là nhà khoa học (P-)
+ Quy tắc 3: Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề thì không chu diên ở kết luận Ví dụ: Mọi nhân viên công ty A (M+) đều mặc đồng phục (P-)
Mọi nhân viên công ty A (M+) đều là nữ giới (S-)
 ├ Mọi nữ giới (S+) đều mặc đồng phục (P-)
=> không chân thực. Chỉ đúng khi “Một số nữ giới mặc đồng phục”
- Quy tắc cho tiền đề
+ Quy tắc 1: Nếu hai tiền đề là phán đoán phủ định thì không thể rút ra được kết luận chân thực
Ví dụ: Đồ sứ (M) không dẫn điện (P)
Nhựa (S) không là đồ sứ (M)
 ├ Nhựa (S)  dẫn điện (P)
+ Quy tắc 2: Một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận cũng là phán đoán phủ định
Ví dụ: Mọi nhân viên công ty đều phải chấp hành quy định
Anh A không chấp hành quy định
 ├ Anh A không là nhân viên công ty
+ Quy tắc 3: Nếu hai tiền đề là phán đoán bộ phận thì không rút ra được kết luận chân thực
+ Quy tắc 4: Nếu một tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận là phán đoán bộ phận
- Quy tắc 5: Nếu cả hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận cũng là phán đoán khẳng định.
Như vậy, 8 quy tắc trên là điều kiện cần cho một luận ba đoạn đúng, nhưng nó còn gắn liền với điều kiện đủ: Đó là các tiền đề cho luận 3 đoạn phải chân thực. Nếu tiền đề của suy luận là giả dối thì không thể có kết luận tất yếu chân thực.
* Các quy tắc riêng cho từng lọai hình luận ba đoạn.
- Quy tắc cho lọai hình 1:
M – P
S – M
 ├ S – P
Kết luận: Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể, tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định
Chứng minh:
+ Giả sử tiền đề lớn (TĐL) là phán đoán AMP (Mọi M là P)→M+, P-. Theo quy tắc 3 cho thuật ngữ ở kết luận P-, từ đó suy ra kết luận là phán đoán khẳng định. Vậy tiền đề nhỏ (TĐN) là phán đoán khẳng định  ═> AAA; AII
+ Giả sử tiền đề lớn là phán đoán EMP (Mọi M không là P), tiền đề nhỏ (TĐN) là phán đoán khẳng định I, A ta có ═> EIO; EAE
+ Giả sử tiền đề lớn là phán đoán IMP (Một số M là P)→M-, P-. Theo quy tắc 2 cho thuật ngữ M phải chu diên ở TĐN→ TĐN là phán đoán phủ định→Kết luận là phán đoán phủ định, có nghĩa là P+( mâu thuẫn vì P- ở tiền đề) vậy trường hợp này không thỏa mãn.
+ Giả sử TĐL là phán đoán OMP (Một số M không là P)→M-, P+. M phải chu diên ở TĐN→TĐN là phán đoán phủ định, theo quy tắc 1 cho tiền đề sẽ không có kết luận chân thực. Trường hợp này không thõa mãn.
=> Các dạng đúng cho loại hình 1: AAA, AII, EIO, EAE. Tóm lại: Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể, tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định.
- Quy tắc cho lọai hình 2:
P – M
S – M
 ├ S – P
Kết luận: Tiền đề lớn là phán đoán toàn thể, một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định.
( Chứng minh tương tự)
- Quy tắc cho lọai hình 3:
M – P
M – S
 ├ S – P
Kết luận: Tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định, kết luận là phán đoán bộ phận
- Quy tắc cho lọai hình 4:
P – M
M – S
 ├ S – P
Kết luận:
+ Nếu cả hai tiền đề là phán đoán khẳng định thì tiền đề nhỏ phải là phán đoán toàn thể và kết luận là phán đoán bộ phận.
+ Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định (phủ định toàn thể) thì tiền đề lớn là phán đoán toàn thể.
b, Tam đoạn luận rút gọn (luận 2 đoạn) và khôi phục luận 2 đoạn thành tam đoạn luận
Trong nói và viết để câu văn ngắn gọn người ta thường dùng tam đoạn luận rút gọn (luận hai đoạn).
Ví dụ: Đồng chí Hải xúc phạm đồng đội là sai!
Với câu trên, người ta đã hiểu rằng: Mọi hành động xúc phạm tới đồng đội là sai, và Hải xúc phạm đồng đội. Vậy, hành động của Hải là sai.
* Các dạng của tam đoạn luận rút gọn:
- Thiếu tiền đề lớn
Xét ví dụ trên: Đồng chí Hải xúc phạm đồng đội là sai!
- Thiếu tiền đề nhỏ:
Xét ví dụ trên: Mọi hành động xúc phạm tới đồng đội là sai. Vậy, hành động của Hải là sai.
- Thiếu kết luận
Xét ví dụ trên: Mọi hành động xúc phạm tới đồng đội là sai, mà Hải xúc phạm đồng đội.
* Các khôi phục luận 2 đoạn thành tam đoạn luận
- Giữ nguyên hai phán đoán đã có kể cả nội dung và hình thức.
- Phán đoán khôi phục phải chân thực.
3. Suy luận diễn dịch gián tiếp từ tiền đề có chứa phán đoán phức
a. Suy luận điều kiện xác định (Suy luận nhất quyết có điều kiện)
* Định nghĩa: Là suy luận lấy liên từ lôgíc kéo theo (→) làm cơ sở, trong đó có một tiền đề là phán đoán có điều kiện, tiền đề còn lại là phán đoán đơn.
* Các dạng thức
- Phương thức khẳng định
a → b
a
 ├ b
Ví dụ: Có đội ngũ cán bộ mạnh thì đơn vị mới hoàn thành tốt nhiệm vụ Chúng ta có đội ngũ cán bộ mạnh
 ├ Đơn vị chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Phương thức phủ định
a → b
7b
 ├ 7a
Ví dụ: Nếu người tổ chức quản lý tốt, thì nhân viên không vi phạm quy định Trong thực tế, nhân viên của công ty thường xuyên vi phạm quy định
 ├ Chứng tỏ người tổ chức quản lý công ty chưa tốt
b. Suy luận thuần túy điều kiện
a → b
b → c
 ├a → c
Ví dụ: Nếu quyển sách này thú vị tôi sẽ đọc
Nếu đọc sách, tôi sẽ không vẽ bức tranh ấy nữa
 ├ Nếu quyển sách này thú vị, tôi sẽ không vẽ bức tranh ấy nữa
c. Suy luận lựa chọn xác định
Là suy luận lấy liên từ lôgíc tuyển làm cơ sở (⋃)
- Phương thức khẳng định để phủ định
a ⋃ b ⋃ c ⋃ ...
a
 ├ 7(b ⋂ c ⋂... )
Ví dụ:
Khi tổ quốc bị xâm lăng hoặc đứng lên đấu tranh hoặc cam chịu làm nô lệ
Chúng ta kiên quyết đứng lên đấu tranh
├ Chúng ta không cam chịu làm nô lệ
- Phương thức phủ định để khẳng định
+ Dạng 1: Phán đoán tiền đề lớn là phán đoán phức tuyển mạnh (phản ánh sự lựa chọn tuyệt đối về mặt tồn tại giữa các SVHT)
a ⋃ b ⋃ c ⋃ ...
7(b ⋂ c ⋂...)
 ├ a
+ Dạng 2: Phán đoán tiền đề lớn là phán đoán phức tuyển yếu (phản ánh sự lựa chọn tương đối về mặt tồn tại giữa các SVHT)
a ⋃ b ⋃ c ⋃ ...
7(b ⋂ c ⋂...)
 ├ a
Ví dụ:
Chiều nay tôi làm bài tập lôgíc hoặc đá bóng hoặc đi tăng gia
Chiều nay tôi không đi đá bóng và không phải đi tăng gia
├ Tôi làm bài tập lô gíc
III. Suy luận quy nạp
1. Đặc điểm chung của suy luận quy nạp
* Định nghĩa:
  Quy nạp là suy luận trong đó kết luận là tri thức chung đ¬ược khái quát từ những tri thức ít chung hơn.
Cách khác: Quy nạp là suy luận đi từ cái riêng đến cái chung
* Sơ đồ:
A, B, C, D,.. có (không có) thuộc tính P
A, B, C, D,.. thuộc lớp S
˫ Tất cả S có (không có) thuộc tính P
Ví dụ:
Thứ hai là ngày nắng
Thứ ba là ngày nắng

Chủ nhật là ngày nắng
Thứ hai, ba,.., chủ nhật là các ngày trong tuần
˫ Tuần đã nêu là tuần nắng
* Điều kiện của suy luận đúng
- Kết luận là tin cậy khi nó đ¬ược khái quát từ các dấu hiệu bản chất
- SL quy nạp chỉ đ¬ược sử dụng khi các đối t¬ượng là cùng loại (trong cùng một lớp)
* Những điểm khác nhau giữa quy nạp với suy diễn
- Kết luận của quy nạp được rút ra trên cơ sở tập hợp tiền đề
- Kết luận có thể rút ra với tất cả tiền đề phủ định
- Mọi tiền đề đều là các phán đoán đơn nhất và phán đoán riêng
- Kết luận của quy nạp luôn là xác suất. Tính xác suất được bảo toàn ngay cả các tiền đề là chân thực.
2. Các hình thức suy luận quy nạp
a. Quy nạp hoàn toàn
- Là hình thức quy nạp mà kết luận được rút ra trên cơ sở sự hiểu biết về tất cả các đối tượng của một lớp đối tượng
- Quy nạp hoàn toàn được sử dụng khi:
+ Biết chính xác số lượng đối tượng của lớp nghiên cứu và số lượng đối tượng không lớn.
+ Thấy rõ dấu hiệu sẽ khái quát thuộc về mỗi đối tượng của lớp.
- Sơ đồ:
S1 là P
S2 là P
...
Sn là P
S1, S2,.., Sn thuộc lớp S
├Tất cả S là P
b. Quy nạp không hoàn toàn
* Định nghĩa: Là quy nạp trong đó kết luận chung về lớp đối tượng được rút ra trên cơ sở nghiên cứu một phần đối tượng của lớp ấy
Sơ đồ:
S1 là P
S2 là P
...
Sn là P
S1, S2,.., Sn,.. thuộc lớp S
├Tất cả S là P
* Các loại quy nạp không hoàn toàn:
- Quy nạp phổ thông (quy nạp liệt kê đơn giản) là quy nạp trong đó liệt kê dấu hiệu lặp lại ở một số đối tượng của một lớp để đi đến kết luận về dấu hiệu lặp lại đó có trong toàn bộ các đối tượng của lớp ấy
Sơ đồ:
A có thuộc tính P
B có thuộc tính P
C có thuộc tính P
...
A, B, C,.. là đối tượng thuộc lớp S
Chưa có đối tượng nào thuộc lớp S lại không có thuộc tính P
├ Mọi đối tượng của lớp S đều có thuộc tính P
- Quy nạp khoa học là hình thức suy luận quy nạp không hoàn toàn, trong đó kết luận về toàn bộ lớp đối tượng được rút ra trên cơ sở các dấu hiệu bản chất tất yếu của các đối tượng trong lớp đó.
+ Suy luận quy nạp khoa học có sự thamn gia của suy luận diễn dịch để lý giải nguyên nhân tồn tại của các hiện tượng trong một lớp đối tượng nhất định
Sơ đồ:
A (a, b, k, j,..) có K tất yếu có P
B (a, c, k, d,..) có K tất yếu có P
C (m, n, k, q,..) có K tất yếu có P
...
A, B, C,.. là đối tượng thuộc lớp S
Các đối tượng của lớp S có thuộc tính K
Có thuộc tính A thì tất yếu có P
├ Mọi S có P
Ví dụ:
Đồng dẫn điện vì đồng có điện tử tự do
Vàng dẫn điện vì vàng có điện tử tự do
Chì dẫn điện vì chì có điện tử tự do
....
Đồng, vàng, chì,.. là kim loại.
Mọi kim loại đều có điện tử tự do.
Mọi chất có điện tử tự do đều dẫn điện.
├ Mọi kim loại đều dẫn điện
+ Quy nạp khoa học bằng hình thức lựa chọn các trường hợp
c. Quy nạp tương tự (loại tỷ)
- Định nghĩa: Tương tự là suy luận trong đó kết luận về dấu hiệu của đối tượng nghiên cứu được rút ra trên cơ sở hàng loạt dấu hiệu của đối tượng đó giống với dấu hiệu của đối tượng khác
- Sơ đồ:   A và B có các dấu hiệu a, b, c, d, e,..
B có các dấu hiệu m, n.
├ Có thể, A có dấu hiệu m, n.
Hoặc:
A có các dấu hiệu a, b, c, d, e.
B có các dấu hiệu a, b, c.
├ Có thể B, có các dấu hiệu d, e.

Kết luận:
Suy luận cùng với khái niệm, phán đoán đã góp phần phát triển tư duy của người nói chung, người chiến sĩ trong hoạt động nghiên cứu lý luận quân sự và hoạt động thực tiễn quân sự nói riêng. Những kết luận về phương pháp huấn luyện quân sự và giáo dục chính trị, về tổ chức, chỉ huy chiến đấu, về công tác đảng, công tác chính trị phải tuân thủ cơ sở của suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp.

Câu hỏi và bài tập
I. Câu hỏi lý thuyết
1. Suy luận là gì? Cấu tạo và đặc điểm của suy luận?
2. Định nghĩa, kết cấu lôgíc của luận ba đoạn và các loại hình của nó?
3. Các quy tắc lôgíc của luận ba đoạn và quy tắc cho từng loại hình ba đoạn?
4. Đặc điểm và các hình thức suy luận quy nạp?
II. Bài tập thực hành
1. Lấy ví dụ cho từng loại hình  của luận ba đoạn?
2. Luận ba đoạn tổ chức theo các dạng thức: AAA; AII; EAE có thực hiện được không; Vì sao? Nếu thực hiện được cho ví dụ.
3. Vẽ sơ đồ; nhận xét luận xét luận ba đoạn theo dạng thức:
Mọi M là P
Mọi S không là M
├ ...

0 nhận xét: