Admin đã tổng hợp đầy đủ các trích dẫn của các Văn bản của các NQ liên quan đến công tác GD-ĐT. Mời các bạn tham khảo:
NQ 29, BCHTW 8 (khóa XI)
*
Đánh giá
Tuy
nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất
là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu
liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn
nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.
Đào
tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của
thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và
kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả
còn lạc hậu, thiếu thực chất.
Quản
lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp
yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo
đức nghề nghiệp.
Đầu
tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo
dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất
là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
*
Nguyên nhân:
-
Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển
giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng
đầu" còn chậm và lúng túng. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược,
kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của
xã hội.
-
Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bệnh hình thức,
hư danh, chạy theo bằng cấp... chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tư
duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư
cho giáo dục, đào tạo.
-
Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở
giáo dục, đào tạo chưa rõ.
-
Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng
đúng mức. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình
chưa chặt chẽ. Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho
giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu.
*
Mục tiêu
Tạo
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng
ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của
nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu
đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây
dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có
cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm
các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội
hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
*
Giải pháp
Hình
thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo
kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu
nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
-
Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng
tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo
dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát
triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm
khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát
triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
và hội nhập quốc tế.
Nâng
cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá
trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình.
Coi
trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường
học, trước hết là trong đội ngũ giáo viên. Bảo đảm các trường học có chi bộ;
các trường đại học có đảng bộ. Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục-đào tạo phải
thực sự đi đầu đổi mới, gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng,
trước nhân dân về việc tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo
dục, đào tạo. Lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên,
viên chức và học sinh, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và nhân dân
địa phương để xây dựng nhà trường.
Đổi
mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức,
trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo
hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành
nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý
thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và
đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất,
kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo
hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học.
Đa
dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các
chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Đổi
mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo
dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan
Xây
dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng
và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và
trình độ đào tạo.
Có
chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử
dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh
giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác.
NQ ĐH XI
"Đổi mới căn bản,
toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, XH hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý GD, phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD là khâu then chốt”
“ ..nâng cao chất lượng
GD toàn diện, đặc biệt coi trọng GD lý tưởng, truyền thống, lịch sử cách mạng,
đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp,
ý thức XH...”.
“Xây dựng đội ngũ giáo
viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”.
GD-DT có sứ mệnh nâng
cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần quan trọng
phát triển đất nước, xây dựng nền VH và con người VN. Phát triển GD cùng với
phát triển KHCN là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GD-ĐT là đầu tư cho phát triển.
(Trang 77)
Đổi mới căn bản, toàn diện
nền GD VN theo hướng chuẩn hóa, HĐH, XHH, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó đổi mới cơ chế QLGD, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý là khâu
then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng GD_ĐT, coi trọng GD đạo đức, lối sống,
năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.
(Chiến lược phát triển KT-Xh 2011-2020. Trang 131)
Đổi mới chương trình, nội
dung, PP dạy và học, PP thi, KT theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng GD
toàn diện, đặc biệt coi trọng GD lý tưởng, GD truyền thống lịch sử cách mạng, đạo
đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý
thức trách nhiệm XH.
Xây dựng đội ngũ GV đủ về
số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Đề cao trách nhiệm GD và
XH phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong GD thế hệ trẻ
(Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2015, trang 216)
NQ86
* Đánh giá
“Quy trình, chương trình
đào tạo tuy có đổi mới nhưng chưa hợp lý, chưa cân đối giữa lý thuyết với thực
hành, thời gian đào tạo còn dài. Mọt số nội dung còn lạc hậu, trùng lặp và thiếu
liên thông giữa các bậc học và trình độ học..”
“năng lực thực hành nhiệm
vụ của một số cán bộ và tay nghề của một số nhân viên chuyên môn, kỹ thuật khi
ra trường chưa đáp ứng yêu cầu chức trách nhiệm vụ”
Đội ngũ nàh giáo còn thiếu
về số lượng và tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về chất lượng còn thấp..Nhiều nhà giáo chưa
qua thực tế... chế độ chính sách có nội dung chưa phù hợp với lao động sư phạm
QS vì vậy chưa thu hút được người giỏi vào các trường QS.
* Phương hướng
“Đổi mới toàn diện công
tác GD – đào tạo và xây dựng nhà trường quân đội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, tạo sự chuyển biến cơ bản và vững chắc về chất lượng, hiệu quả GD-ĐT và
nghiên cứu khoa học”.
“..đào tạo đội ngũ CB có đủ phẩm chất chính trị
vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tuyệt đối trung thành với đảng, với TQ
và ND”
* Quan điểm
“Phát triển GD-ĐT là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu của cấp ủy, chỉ huy các cấp,
các ngành trong QĐ”
“Phát triển GD-ĐT phải
đáp ứng yêu cầu XD QĐNDVn cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
lấy xây dựng chính trị làm cơ sở”
Gắn lý luận với thực tiễn,
kết hợp bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy với rèn luyện năng lực thực hành;
chú trọng truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu và giáo dục truyền thống cho người học.Đa
dạng hóa các loại hình đào tạo, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo tại trường với
đàot tạo tại đơn vị.
* Nhiệm vụ giải pháp
“ Đổi mới chương trình
đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn với thực tiễn QĐ, phù hợp vwois
phát triển của NTQS, với VKTB, KHCN.
“Đổi mới, hoàn thiện nội
dung GD –ĐT sát với đối tượng tác chiến, với địa bàn, với chiến trường với khả
năng và cách đánh của ta, với sự phát triển của nghệ thuật QS và vũ khí trang bị..”,
“Đẩy mạnh vận dụng PP DH hiện đại, sát thực tế,
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện
năng lực hoạt động thực tiễn cho người học...”
Đổi mới PP đánh giá
KQHT, rèn luyện, bảo đảm tính khách quan, bảo đảm đúng thực chất trình độ của
người học
Gắn đào tạo tại trường với
các hoạt động diễn tập, huấn luyện, SSCĐ của đơn vị, Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, kỹ
thuật mô phỏng trong dạy và học;tăng cường tổ chức tham quan, nghiên cứu thực tế
trong quá trình ĐT
“Xây dựng và triển khai thực hiện tốt đề án kiện
toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo QĐ bảo đảm về số lượng và cơ cấu, trong đó
chú trọng nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư phạm, kinh nghiệm
thực tiễn..”
“Đẩy mạnh việc vận dụng PPDH hiện đại, sát thực tế,
phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện
năng lực hoạt động thực tiễn cho người học. Chú trọng đổi mới PPDH các môn
KHXHNV. Đổi mới PP đánh giá kết quả học tập, rèn luyện bảo đảm tính khách quan,
phản ánh đúng thực chất, trình độ của người học”.
Đổi mới và nâng cao hiệu
quả công tác tư tưởng, giữ vững định hướng chính trị trong quá trình GD-ĐT.
nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, xây dựng niềm tin vững chắc vào mục
tiêu, lý tưởng và sự lãnh đạo của đảng, tăng cường bồi dưỡng đạo đức cách mạng,
phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ
NQTW 2 (khóa VIII)
* Đánh giá
Chất lượng và hiệu quả
GD-ĐT còn thấp, trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, PP tư duy khoa học,
trình độ ngoại ngữ và thể lực của đa số HS còn yếu. Ở nhiều HS ra trường, khả
năng vận dụng kiến thức vào thực tế và cuộc sống còn hạn chế. Số đông SV tốt
nghiệp chưa có khả năng thích ứng với biến đổi nhanh chóng của nghành nghề và
công nghệ.
“Đặc biệt đáng lo ngại
trong một bộ phận HS, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý
tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương
lai của bản thân và đất nước”
Nội dung GD-ĐT vừa thừa
vừa thiếu, nhiề phần chưa gắn với cuộc sống.
Công tác GD chính trị tư
tưởng, đạo đức và nhân cách cũng như việc giảng dạy các môn KHXHNV, GD thẩm mỹ
còn xem nhẹ.
PP DG-ĐT chậm đổi mới,
chưa phát huy tính tích cực chủ động của người học.
* Nhiệm vụ và mục tiêu
cơ bản
Của GD là nhằm xây dựng
những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và
CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường XD và BVTQ; CNH, HĐH đất nước.
Mục tiêu chủ yếu là thực
hiện GD toàn diện đúc dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học.Hết sức
coi trọng GD chính trị, tư tưởng nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo, năng lực
thực hành.
Chống khunh hướng thương
mại hóa , Đề phòng khuynh hướng phi chính trị hóa GD-ĐT.
Nhận thức sâu sắc GD-ĐT
cùng với KHCN là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển Xh, đầu
tư cho GD là đầu tư cho phát triển.
Kết hợp GD nhà trường,
GD gia đình và GD xã hội, tạo nên môi trường GD lành mạnh ở mọi nơi, trong từng
cộng đồng, từng tập thể.
Thực hiện GD kết hợp với
LĐSX, NCKH, lý luận gắn liền với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn
liền với GĐ và XH.
Thực hiện công bằng
trong GD-ĐT. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
Mở rộng các hình thức
đào tạo không tập trung, đào tạo từ xa, từng bước hiện đại hóa hình thứ GD.
Rà soát lại và đổi mới một
bước SGK, loại bỏ những ND không thiết thực, bổ sung ND cần thiết theo hướng bảo
đảm kiến thức cơ bản, cập nhật tiến bộ KHCN, tăng cường GD kỹ thuật và năng lực
thực hành ở bậc học phổ thông, kỹ năng hành nghề ở khối đào tạo
Tăng cường GD công dân,
GD tư tưởng. đạo đức, lòng yêu nước, CNMLN, đưua việc giảng dạy TTHCM vào nhà
trường phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học.
Tổ chức cho HS tham gia
các hoạt động Xh, VHTT phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu GD toàn diện.
Luật GD 2005 (sửa đổi 2009)
Điều
3, Luật GD chỉ rõ:
1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa
có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý
học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền
với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội.
1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện,
thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công
dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa
tuổi của người học.
2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực
tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực
hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ,
cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất
lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình
đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo
điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người
nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài
năng.
Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Đầu tư cho giáo dục
Đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu
tư đặc thù thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư.
Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất
lượng giáo dục.
Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương
tốt cho người học.
Chiến
lược giáo dục-đào tạo giai đoạn 2012-2020
“Một bộ phận nhà
giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ GD trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà
giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Tỷ lệ
nhà giáo có trình độ sau đại học trong GD đại học còn thấp; tỷ lệ sinh viên
trên giảng viên chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển GD 2001
- 2010. Vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà
giáo và cán bộ quản lý GD có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề,
vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong
XH. Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý GD còn thấp”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét